Người bệnh cảm lạnh, cảm cúm nên chú ý bồi bổ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước…
Muốn tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh: Đừng quên gừng và tỏi
Các món ăn giúp bạn hồi phục nhanh chóng khi bị ốm
Cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng: Khi nào thì nghỉ ốm, cách ly?
Bổ sung vitamin C có giúp phòng cảm lạnh, cảm cúm?
Bổ sung vitamin C và kẽm
Kẽm và vitamin C là hai dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Dù bổ sung các dưỡng chất này không thể khiến bạn khỏi ốm ngay, nhưng chúng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt… khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Ăn nhiều ngũ cốc, sữa, cam, dâu, dứa… có thể giúp bổ sung kẽm và vitamin C cho bạn.
Nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường
Ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ giúp hệ miễn dịch có thời gian để phục hồi. Tốt hơn hết, bạn nên ngủ trưa lâu hơn và đi ngủ sớm hơn thường ngày khi bị ốm.
Tạm ngừng việc tập thể thao trong vài ngày
Bạn nên tạm ngừng các bài tập cường độ cao khi bị ốm
Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để giữ cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, một khi đã bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên tạm ngừng các bài tập cường độ cao trong 2 - 3 ngày, hoặc cho tới khi bạn cảm thấy đỡ hơn.
Kiểm soát căng thẳng
Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần luôn đi đôi với nhau, vì thế, căng thẳng, stress cũng có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên tạm ngừng làm việc và nghỉ ngơi ở nhà để có thể hồi phục nhanh hơn. Điều này cũng giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh cho các đồng nghiệp.
Uống nhiều nước
Khi bị ốm, sốt, bạn cần uống nhiều nước để thấy đỡ mệt hơn
Nếu bị sốt, cơ thể bạn sẽ bị mất nước, khiến người càng thêm mệt mỏi, uể oải. Tốt hơn hết, bạn nên uống nhiều nước, nước trái cây… để bù nước và điện giải. Không nên uống trà, hay cà phê khi bị ốm, vì caffeine trong các đồ uống này có thể khiến bạn mất ngủ.
Không bỏ bữa
Nhiều người thường cảm thấy chán ăn khi bị cảm lạnh, cảm cúm, nhưng bạn tuyệt đối không nên bỏ bữa. Khi bị ốm, cơ thể vẫn cần đốt cháy calorie để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Chính vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, năng lượng qua chế độ ăn hợp lý.
Tránh xa nhiệt độ lạnh
Virus, vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong thời tiết lạnh. Do đó nếu đang bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà mặc quá nóng, đặc biệt là khi bị sốt. Mặc quần áo ẩm do ra nhiều mồ hôi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho, viêm phổi…
Giữ vệ sinh thân thể tốt
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên rửa tay thường xuyên, rửa ray ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước ấm. Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc, do đó bạn nên cẩn thận với những bề mặt (tay nắm cửa, mặt bàn…) mình chạm phải để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.
Chú ý tới các triệu chứng bệnh
Chú ý tới các triệu chứng cảm cúm như: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi. Có biện pháp điều trị sớm trong vòng 48 giờ đầu sẽ giúp rút ngắn thời gian đau ốm.
Bình luận của bạn